Các kiến thức chăm sóc ô tô cần biết
Đây là biện pháp không cần nhiều đến trí thông minh, chỉ cần bạn ghi nhớ. Tuy nhiên, không ít khách hàng lãng quên lịch bảo dưỡng, thay dầu, súc lọc nhớt hay lọc xăng mà nhà sản xuất khuyến cáo.
Tuổi thọ của xe ô tô dựa rất nhiều vào kiến thức của các chủ xe. Sau đây là 5 kiến thức chăm sóc xe ô tô bạn cần biết để xe được hoạt động trơn tru, nâng cao độ bền.
1. Lăn bánh từ từ khi khởi động
Khi khởi động xe vào buổi sáng, bạn cần ít nhất 30 giây để máy ở chế độ cầm chừng (nhiều hơn nếu xe không sử dụng trong 24 giờ). Trong trường hợp chạy cầm chừng không đủ lâu, áp lực dầu thấp khiến các thiết bị không bôi trơn đầy đủ. Thời gian cũng không cần quá lâu (trên 10 phút) bởi sẽ tốn xăng và động cơ không nóng đến nhiệt độ cần thiết.
Điều khiển xe ở những cây số đầu giống như việc bạn cố gắng lái để tiết kiệm nhiên liệu. Có nghĩa là tăng giảm ga một cách từ tốn, hạn chế phanh gấp và giữ vòng tua máy ở nửa sau bảng đồng hồ. Trên nhiều mẫu xe các chuyên gia khuyên nên giữ vòng tua máy ở tốc độ dưới 3.000 vòng/phút.
Nếu tăng tốc đột ngột, lực ma sát lớn sẽ khiến độ mòn thiết bị tăng lên, tạo khe hở và các cơ cấu không còn ăn khớp với nhau.
2. Trung thành với một loại nhiên liệu
Với ôtô đời mới, tốt nhất hãy sử dụng loại xăng A95 và đừng bao giờ đổ loại khác. Sử dụng các loại xăng có chỉ số octan khác nhau (95 hoặc 92) khiến các hệ thống điện tử gặp rắc rối.
Khi đổ nhiên liệu, thông qua các cảm biến bộ điều khiển trung tâm ECU thiết lập một trạng thái tối ưu cho quá trình cấp liệu, đốt trong xi-lanh và xả khí thải. Nếu bạn sử dụng nhiều loại, ECU sẽ liên tục phải thay đổi thông số khiến quá trình đốt cháy không đạt hiệu suất tốt nhất.
3. Bảo dưỡng xe đúng định kỳ
Đây là biện pháp không cần nhiều đến trí thông minh, chỉ cần bạn ghi nhớ. Tuy nhiên, không ít khách hàng lãng quên lịch bảo dưỡng, thay dầu, súc lọc nhớt hay lọc xăng mà nhà sản xuất khuyến cáo.
Cùng một chiếc xe và điều kiện vận hành nhưng tuổi thọ và tính năng lại khác nhau ở mỗi người sử dụng. Ngoài những đặc trưng của từng nhà sản xuất, độ bền phụ thuộc phần lớn vào thái độ của chủ xe. Nếu bạn chăm sóc và quan tâm, xe sẽ không phụ công lao đó.
4. Thường xuyên kiểm tra dầu và áp suất lốp
Cần kiểm tra mức dầu động cơ ít nhất một lần mỗi tháng, đừng chỉ dựa vào đèn báo trên bảng đồng hồ. Dầu có tác dụng bảo vệ và kéo dài tuổi thọ động cơ. Vì vậy, khi có thể, đậu xe ở chỗ bằng phẳng và kiểm tra mức dầu khi động cơ nguội. Để kiểm tra, rút que thăm dầu ra lau sạch, sau đó cắm trở lại và rút lên lần nữa. Nếu thấy có một lớp dầu mỏng bám ở khoảng giữa khấc đánh dấu mức thấp nhất và cao nhất (min và max) trên đầu que thăm dầu thì mọi thứ vẫn ổn. Nếu dầu bám ở dưới mức thấp nhất (min), bạn cần châm thêm dầu cho động cơ.
Đơn giản và dễ làm nhưng vẫn có nhiều người không nhận thấy ưu điểm của việc giữ đúng áp suất lốp. Do làm bằng chất dẻo nên bề mặt lốp bị nén phẳng khi tiếp xúc với mặt đường và trở lại trạng thái ban đầu khi không còn tiếp xúc. Trong quá trình đó, lốp sinh ra một sóng cơ học chuyển động cùng một vài hiện tượng mài mòn. Nếu lượng không khí trong lốp ít, sóng đó trở nên mạnh hơn và tất nhiên, độ mài mòn cũng tăng lên.
Lốp quá căngquá khiến giảm độ bám đường, xe xóc và rung ảnh hưởng tới các kết cấu cơ khí.
5. Điều khiển xe ổn định
Không tăng, giảm tốc đột ngột, hạn chế phanh gấp và đừng cố thử những những tình huống mà bạn biết chắc sẽ gây ảnh hưởng tới vận hành của xe. Trừ xe đua và những chiếc đã được độ, mỗi sản phẩm được chế tạo để sử dụng trong điều kiện bình thường. Nếu bạn khiến nó hoạt động vượt khả năng thì cũng giống như con người, bệnh tật sẽ đến.
Leave a Reply