Chia sẻ kinh nghiệm mua lại xe ô tô
Quan sát xong, điều mà tôi thường làm tiếp theo là lái thử. Tôi sẽ lái xe ở các loại đường khác nhau chạy lên dốc và xuống dốc, tăng tốc đột ngột, phanh, vào cua, đi qua chỗ xóc… nhằm xem xét góc độ xử lý tình huống của xe.
Thực sự, tìm mua xe hơi đã qua sử dụng là giải pháp vô cùng tốt cho những người có điều kiện kinh tế eo hẹp và muốn tiết kiệm chi phí. Tuy nhiên, theo kinh nghiệm chọn mua xe ô tô cũ của tôi thì mặt hàng này tiềm ẩn khá nhiều cạm bẫy, đòi hỏi chúng ta phải am hiểm và tỉnh táo.
Dưới đây là lần lượt các bước tôi thường áp dụng mỗi khi mua xe ô tô cũ:
Chuẩn bị đủ tài chính và xác định mức chi
Trước khi đi mua xe ô tô cũ, tôi xác định mình có bao nhiêu tiền và dự định sẽ chi cho chiếc xe là bao nhiêu. Tương tự như vậy trường hợp hỗ trợ giúp người thân, tôi cũng hỏi họ là quyết định mua xe với giá cả trong khoản nào. Chi phí ở đây không chỉ là thanh toán cho người bán mà còn bao gồm cả phí đăng kí sang tên, bảo hiểm và chi phí bảo dưỡng định kỳ, chi phí sửa chữa lại.
Sở dĩ nên giải quyết vấn đề này là bởi sẽ giúp tôi có kế hoạch cụ thể, không bỏ ra quá cao trên mức cho phép khiến bản thân rơi vào cảnh nợ nần.
Tìm hiểu thông tin chiếc xe mà mình muốn mua
Sau khi xác định tài chính, bước tiếp theo trong kinh nghiệm chọn mua xe ô tô cũ của tôi là tìm hiểu thông tin về dòng xe mình muốn mua và cả những kinh nghiệm mua ô tô đã qua sử dụng từ trên các diễn đàn và bạn bè xung quanh.
Điều này tưởng chừng như đơn giản song lại đóng vai trò cực kỳ quan trọng, có thể giúp bạn nắm được ưu-nhược điểm của từng dòng xe muốn mua, không bị “hớ” giá và phù hợp với nhu cầu sử dụng
Kiểm tra kỹ càng từ nội thất lẫn ngoại thất và động cơ
Tiếp theo, lúc đã chọn được một mẫu xe hơi cũ ưng ý tôi đi xem trực tiếp và kiểm tra tổng quát chiếc xe, bao gồm nội, ngoại thất, khả năng vận hành máy móc, mức tiêu thụ nhiên liệu. ( Nếu không rành về xe, bạn nên yêu cầu đem xe đến trung tâm bảo dưỡng để kiểm tra chi tiết chính xác hơn). Đặc biệt, tôi chú trọng rất kỹ ở các bộ phận thiết yếu của xe như thân xe, động cơ, phanh, hệ thống truyền động, hệ thống giảm xóc, hệ thống đèn, quạt thông gió và điều hòa không khí, két làm mát, ống dẫn, ống xả, bảng điều khiển, lốp… Xem chúng còn hoạt động tốt không, có hư hỏng hoặc trục trặc gì không. Bên cạnh đó, tôi cũng không bỏ qua các đồng hồ báo, các nút bấm ở bảng điều khiển.
Lái thử
Quan sát xong, điều mà tôi thường làm tiếp theo là lái thử. Tôi sẽ lái xe ở các loại đường khác nhau chạy lên dốc và xuống dốc, tăng tốc đột ngột, phanh, vào cua, đi qua chỗ xóc… nhằm xem xét góc độ xử lý tình huống của xe.
Cùng với đó, tôi cũng quan sát động cơ xe vận hành có êm ái, liệu vòng tua có tăng đều theo chân ga và độ trễ cao hay không. Nếu xe nổ êm, vòng mua tăng đều, độ trễ thấp, không lục cục khi tăng hoặc giảm ga thì có thể đảm bảo rằng động cơ đang hoạt động khá ổn và bạn sẽ hài lòng trong quá trình sử dụng. Ngược lại thì phải suy nghĩ thật kỹ, tốt nhất là đừng mua bởi bạn có thể mất một khoản phí lớn cho khâu sửa chữa về sau.
Tìm hiểu và kiểm tra giấy tờ xe
Bên cạnh những yếu tố trên, trường hợp đã quyết định chọn chiếc xe đó tôi sẽ hỏi người bán giấy tờ của xe và tìm hiểu thật kỹ ngày mua bán xe và số km đã đi. Đặc biệt, tôi kiểm tra rất kỹ càng các tài liệu liên quan như hóa đơn gốc, bảo hiểm, giấy tờ bảo dưỡng, nhật ký bảo hành bảo dưỡng… Sở dĩ nên làm điều đó là bởi để đảm bảo quyền lợi của mình về sau.
Hãy tỏ ra là người sành sỏi
Cuối cùng là đàm phán. Hầu hết người bán xe đều đôn giá lên cao, nếu bạn không có kinh nghiệm chọn mua xe ô tô cũ thì sẽ rất dễ bị hớ. Trong quá trình đàm phán giá cả tôi thường tận dụng những điểm yếu của chiếc xe, lỗi cần phải sửa chữa để thương lượng mức giá hợp lý nhất cho mình. Trước đó, tôi cũng đã lên mạng tìm hiểu mức giá chung và hỏi ý kiến những chủ gara, người có kinh nghiệm.
Với những chia sẻ của tôi hy vọng có thể giúp ích được cho bạn. Chúc bạn tìm được chiếc xe ưng ý!
Leave a Reply